Kết nối sân bay Long Thành: Sức bật từ những công trình giao thông
9 10 3638

Kết nối sân bay Long Thành: Sức bật từ những công trình giao thông

Đồng Nai là tỉnh có vị trí cửa ngõ TP.Hồ Chí Minh, kết nối các thành phố công nghiệp - du lịch như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng… Do đó, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được triển khai tại đây hứa hẹn sẽ giúp không chỉ tỉnh Đồng Nai mà các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có sức bật phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Đồng Nai là tỉnh có vị trí cửa ngõ TP.Hồ Chí Minh, kết nối các thành phố công nghiệp - du lịch như: Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng… Do đó, hàng loạt công trình giao thông trọng điểm được triển khai tại đây hứa hẹn sẽ giúp không chỉ tỉnh Đồng Nai mà các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có sức bật phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Kỳ vọng “thành phố sân bay”

Dù đang trong “cuộc chiến” chống dịch COVID-19, nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn khẩn trương triển khai các hoạt động chuẩn bị cho “siêu dự án” sân bay Long Thành cất cánh.

Cụ thể giữa tháng 4, UBND tỉnh Đồng Nai đã động thổ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật của Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành. Đây là dự án phục vụ tái định cư cho khoảng 700 hộ dân trong vùng ưu tiên giải phóng mặt bằng 1.810ha để tiến tới cột mốc quan trọng là bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư khởi công giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành vào tháng 10.2020.

Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết, việc khởi công thể hiện quyết tâm của chính quyền tỉnh Đồng Nai. Đây là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề để thực hiện các bước tiếp theo của Dự án xây dựng sân bay Long Thành. Do đó, việc thi công khu tái định cư phải được tiến hành nhanh, nhưng phải bảo đảm chất lượng, bố trí lực lượng xây dựng cả ngày lẫn đêm.

Dự án sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia, được Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng tại tỉnh Đồng Nai, nhằm phát triển ngành vận tải hàng không Việt Nam, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển toàn diện khu vực Nam Bộ và cả nước nói chung.

“Siêu dự án” này được mong chờ sẽ là cú hích cho Đồng Nai và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được quy hoạch và định hướng theo hình hài một “thành phố sân bay” đầu tiên của Việt Nam.

Theo chủ đầu tư dự án, “thành phố sân bay” là một mô hình đô thị đặc biệt lấy dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, cơ sở y tế, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hệ thống giao thông… Quy hoạch Sân bay Long Thành hoàn toàn có đủ diện tích đất cần thiết cho thời điểm hiện tại và trong tương lai để phát triển thành một trung tâm hàng không hiện đại, phát triển các dịch vụ hàng không, phi hàng không đầy đủ, đa dạng, phong phú.

Nhiều công trình trọng điểm hứa hẹn tạo sức bật

Tuy nhiên, sân bay Long Thành sẽ không thể “cất cánh” nếu thiếu hệ thống giao thông kết nối đồng bộ và hiện đại. Người dân Đồng Nai còn đang rất mong chờ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia khác được triển khai qua địa bàn tỉnh, hứa hẹn tạo sức bật không chỉ cho TP.Biên Hoà mà còn nhiều huyện, thành phố khác của tỉnh Đồng Nai cũng được hưởng lợi như: Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua địa bàn huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch; Dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 20 đi Đà Lạt; Dự án đường vành đai 3; Dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu; Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương kết nối vùng Tây Nguyên với sân bay Long Thành.

Trong đó, việc triển khai giai đoạn tiếp theo của dự án cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây theo tỉnh Đồng Nai là rất cấp thiết do đây là tuyến giao thông trục chính kết nối với sân bay Long Thành. Ông Cao Tiến Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cho biết: “Để đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi dự án sân bay Long Thành đi vào khai thác, UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư mở rộng cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây theo quy hoạch đã được phê duyệt từ trước lên 10-12 làn xe”.

“UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bố trí vốn, hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho dự án đường cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu để đảm bảo tính khả thi, sớm triển khai dự án” - ông Cao Tiến Dũng đề nghị.

Song song đó, tỉnh Đồng Nai cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (dự án thành phần 2 - đoạn từ Đồng Nai đến Bảo Lộc, Lâm Đồng) nhằm thúc đẩy việc kết nối các tỉnh Tây Nguyên với sân bay Long Thành.

Tags

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:
Story
Đang cập nhật
Thăm dò ý kiến
Bạn thường lấy văn bản pháp lý về xây dựng từ đâu?
Download trên mạng
Đi mua
Từ cơ quan
Từ bạn bè đồng nghiệp
Thống kê truy cập
Số người online:   0001
Lượt truy cập   4008594